Kinh Dương Vương - Đức thủy tổ
mở mang bờ cõi đất nước
Từ thành phố Bắc
Ninh xuôi theo đường 38 khoảng 12km, qua Cầu Hồ rẽ phải, đi dọc theo đê Sông Đuống
khoảng 5km là đến làng Á Lữ- xã Đại Đồng Thành- huyện Thuận Thành, nơi có Đền
và Lăng Kinh Dương Vương- thủy Tổ của dân tộc ta. Di tích Lăng mộ Kinh Dương Vương nằm trên khu đất rộng, ở
ngoài đê Sông Đuống, rợp bóng cây cổ thụ.
Trong”
Đại Việt sử kí toàn thư”, “ Việt sử thông giám cương mục” viết như sau: Tổ tiên
của nước Việt ta tương truyền vua đầu
tiên gọi là Kinh Dương Vương, là con vua
Đế Minh và Vụ Tiên, tên gọi là Lộc Tục. Lộc tục tinh thần đoan chính, có
Đức tính của thánh nhân nên rất được đế minh yêu quý, muốn truyền ngôi, nhưng Lộc
Tục từ chối nhường cho anh là Đế Nghi. Đế Minh mới lập Đế Nghi là con nối ngôi,
cai trị phương Bắc,phong cho Lộc Tục là Kinh Dương Vương, cai trị Phương Nam.
Tục
truyền vua Kinh Dương Vương hình thành nhà nước sơ khai đầu tiên vào năm Nhâm
Tuất(2879 TCN), đặt tên nước là Xích Quỷ đóng đô ở núi Hồng Lĩnh( còn gọi là
Ngàn Hống), thuộc huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Sau đó Kinh Dương Vương rời đô
ra Việt Trì- Phú Thọ.
Trong
quá trình mở mang, gìn giữ bờ cõi non sông, vua đến đất Phúc Khang( nay là thôn
Á Lữ -xã Đại Đồng Thành- huyện Thuận Thành- Tỉnh Bắc Ninh), thấy nơi đây có thế
đất quý, có tứ linh, có sơn thủy hữu
tình, liền cho dựng tòa hành cung để tụ họp dânchúng bàn việc non sông xã tắc.Từ đấy trên đất Phúc
Khang, Kinh Dương Vương hình thành, phát sinh, phát triển.
Toàn cảnh khu Lăng mộ Kinh Dương Vương
Con
trai Kinh Dương Vương là Sùng Lãm lên nối ngôi, hiệu là Lạc Long Quân, kết
duyên cùng nàng Âu Cơ, sinh ra 100 người con chia nhau trị vì đất nước.
Để
tưởng nhớ công ơn của các vua Hùng, giáo dục nguồn gốc “con Rồng cháu Tiên”,
cho các thế hệ người Việt, Nhân dân đã dựng Đền và Lăng Kinh Dương Vương .
Khu tích Lăng Kinh Dương Vương vốn xây dựng từ xưa, được tu sửa thời vua Minh Mạng thứ 21(1840). Lăng mộ Kinh
Dương Vương hiện nay là công trình được nhân dân địa phương xây dựng lại năm
1971 và năm 2001 lại được Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh đại tu trên đát cũ nền
xưa. Khuôn viên khu di tích rộng 4000 m2, trên một dải đất cao giáp Sông Đuống, xung quanh là bãi bồi trải rộng.
Trong khuôn viên Lăng có nhiều cây cổ thụ, tạo nên không gian tâm linh vừa tôn
nghiêm, thanh nhã mà tráng lệ trữ tình.
Nổi
bật là lăng mộ Kinh Dương Vương, nằm trên mặt nền hình chữ nhật và cao hẳn so với
mặt sân của Lăng. Đài lăng được xây dựng theo kiểu hai tầng chồng diêm 8 mái, với chiều cao tổng thể là 3m. Mặt nền
của lăng hình chữ nhật. Trong lăng đặt tấm bia đá xanh “ Kinh Dương Vương lăng khắc năm 1840. Trước
lăng có một số câu đối và đại tự :
-
“Bất vong” (không quên)
-
“ Nam bang thủy Tổ”
-
Câu đối: “ Việt Nam sơ đầu xuất-
Hồng Bàng vạn đại xương”, “ Lập thạch kỷ công nam thánh tổ- Phong thần quang đức
Việt nhi tân”( Tạm dịch: Lập bia để ghi lại công đức thánh tổ nước Nam. Đắp mộ
cho đức rạng rỡ với con cháu đất Việt.)
Như vậy, từ huyền
thoại, sử sách, những chứng tích tại khu Đền và Lăng Kinh Dương Vương đều ghi
nhận di tích Đền và Lăng Kinh Dương Vương ở thôn Á Lữ- Đâị Đồng Thành- Bắc Ninh
là nơi chôn cất và thờ thủy Tổ của dân tộc
ta- Lộc Tục-Kinh Dương Vương.
Lễ hôi Kinh Dương Vương được tổ chức từ
ngày 16 đến ngày 24 tháng giêng(âm lịch) hàng năm. Chính hội là ngày 24.
Giá
trị của khu di tích Đền và Lăng Kinh Dương Vương không phải ở kiểu dáng, chất
liệu, quy mô đồ sộ, nghệ thuât của công trình mà chủ yếu là ở giá trị lịch sử.
Di tích này là sự ngưng đọng và phản ánh nguồi cội, lịch sử dựng nước ta, là
tài sản vô giá , quý báu và thiêng liêng của Tổ quốc. Đén với di tích này là thể
hiện đại lý uống nước nhớ nguồn, lòng biết ơn của thế hệ chúng ta vàcon
cháu mai sau đối với các bậc tiền bối,
thủy Tổ việt Nam.
Đây
cũng là niềm tự hào của người dân làng Á Lữ nói riêng và nhân dân Thuận Thành
nói chung.
Nhóm đề tài sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét